Shopping Cart

SẢN PHẨM
ĐƠN GIÁ
SỐ LƯỢNG
THÀNH TIỀN
Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

CÁCH PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG VỚI MẬT ONG NUÔI CHUẨN XÁC

29/07/2020
Blog

 

Muốn phân biệt được mật ong rừng ta phải hiểu biết về nó một cách chính xác thì mới dễ phân biệt được. May mắn là mình nuôi ong, lại đi rừng tìm mật, tìm ong về để nhập đàn vào nuôi cùng đàn, nhân giống để ong có cá thể vượt trội về tính đề kháng với bệnh tật, năng suất thu mật cao lên. Tiếp xúc nhiều với ong, với tự nhiên từ hoang dã, bán hoang dã và nuôi ong lấy mật mình xin đưa ra một số ý kiến theo quan điểm cá nhân như sau:

Ong rừng theo như mình biết để cho mật thì hiện nay ở Việt Nam mình chủ yếu có 3 loại cho mật ong

+ Thứ nhất: Ong Khoái loài ong , hung dữ nhất trong họ ong mật chủ yếu nằm ở khu rừng cây lớn, rừng sâu, sản lượng mật cho rất nhiều. Một tổ ong khoái rừng với kích thước lớn cho lượng mật khoảng 20 lít hoặc là hơn tùy thuộc vào thời gian bạn khai thác. Vì đặc tính của ong khoái hay ong hoang dã thì chúng thường không làm tổ lâu ở một chỗ mà sẽ di chuyển nhiều lần, liên tục. Khi tổ đã to, lượng đàn trong tổ lớn thì ong sẽ chia đàn tự nhiên. Ong sẽ chờ cho lượng con non trong tổ nở hết chúng ăn hết lượng mật dữ trữ và tìm nơi mới để xây tổ. Vì thế thời điểm khai thác mật ong khoái chính là vào lúc đỉnh điểm thì lượng mật sẽ được nhiều hơn lúc chúng bắt đầu ăn mật trong tổ hoặc khi ăn gần hết. Nhưng cái này mình nói là hên xui nha. Vì ong trong rừng không phải tài sản của ai, chẳng ai mà nói thôi để ít hôm quay lại hoặc là canh me cho đúng thời điểm để lấy mật. Thường thì gặp tổ ong thì sẽ lấy mật luôn. còn nếu chưa có mật thì sẽ để vào dịp khác nếu mình quay lại mà chưa có ai lấy thì mình lấy.

+ thứ hai: Ong Ruồi là loài ong mật gần với kích thước loài ong nuôi ( ong nội thuần chủng Việt Nam) nhất, ong ruồi khá hiền, gần như ít bị đốt khi khai thác. Ong ruồi phân bố ở khu vực bìa rừng, vùng rừng cây bụi thấp. Sản lượng mật cho rất ít, khoảng từ 0,5 lít đến 1,5 lít có khi nhiều thì 2,5 lít đổ lại. Phụ thuộc chủ yếu là số lượng ong trong đàn nhiều hay ít, chỗ ong làm tổ có nhiều nguồn hoa, cây cho lấy mật hay không? Thời điểm thu hoạch mật như mình nói trên.

+ Thứ ba: ong Dú - Dzú - Ong Đất - Ong Đá: Sở dĩ có nhiều tên gọi như thế vì ở mỗi nơi có mỗi cách gọi khác nhau. Tên gọi này cũng theo dạng phổ thông chứ không phải là tên theo một hệ ngôn ngữ nào đó của một số đồng bào. Ong Dú thường làm tổ trong các hốc cây, hốc đá, loại mật mà ong khai thác thường là nhựa cây, hoa, màu mật thường có màu đậm, hơi sẫm, keo nhiều. Đặc biệt vì là loài hay khai thác nhựa cây có mật, hoặc nhựa cây về làm tôt nên ong Dú cho ra sản phẩm rất là đặc biệt đấy chính là keo ong. Lớp màng đen hay bám xung quanh tổ, keo ong là lớp keo tự nhiên có rất nhiều kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, đường ruột. Mật ong Dú là loại mật ong rừng hay có hiện tượng kết tinh mật nhất trong các loại mật ong rừng, thế nên ong Dú mới có tên là ong Đá hay chúng ta còn gặp loại mật ong hóa đá là như thế.

 TÓM LẠI LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT ĐƯỢC MẬT ONG RỪNG CHUẨN XÁC

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN